“Ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn là gì? Ra trường làm gì” là câu hỏi được hầu hết thí sinh đặt ra khi tìm hiểu về quản trị khách sạn – một ngành học được dự đoán sẽ phát triển mạnh nhất trong giai đoạn sắp tới.
Về bản chất ngành đào tạo
Quản trị khách sạn là ngành học đào tạo về công tác tổ chức, vận hành, quản lý các hoạt động trong khách sạn; từ việc lên kế hoạch kinh doanh, triển khai – giám sát các hoạt động trong khách sạn, quản trị chất lượng dịch vụ – tài chính – nhân sự cho đến quản trị rủi ro…
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống thì đây là ngành đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quản lý nhà hàng liên quan đến các hoạt động: ẩm thực (ăn uống), yến tiệc, sự kiện, hội nghị…
=> Bạn có thể thấy rằng, Quản trị nhà hàng là chuyên sâu về lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực. Nó là một phần trong quản trị khách sạn
Về nội dung chương trình đào tạo
Vì bản chất khác nhau của 2 ngành học này mà nội dung chương trình đào tạo cũng có sự khác biệt.
Về cơ bản, nội dung chương trình đào tạo khối kiến thức cơ sở ngành + chuyên sâu của 2 ngành học “Quản trị khách sạn” và “Quản trị nhà hàng, dịch vụ ăn uống” trong các trường Đại học – Cao đẳng.
Về việc làm sau khi ra trường
Với ngành Quản trị khách sạn, sinh viên sau khi ra trường có thể bắt đầu với vị trí: nhân viên lễ tân, nhân viên đặt phòng, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên sales khách sạn… trong các khách sạn, resort.
Còn nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên pha chế, nhân viên bếp… tại các nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị tiệc cưới là những công việc ứng viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống có thể làm khi mới bước vào nghề.
Các trường đào tạo Ngàng Quản trị Nhà hàng – Khách sạn uy tín
- Đại học Kinh Tế TP.HCM (UEH).
- Đại học Tài Chính – Marketing TP.HCM (UFM).
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM (IUH).
- Đại học Văn Hóa TP.HCM (VHS).
- Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM (HUFLIT).
- Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU).
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM (UEF).
- Đại học Quốc Tế Hồng Bàng (HIU).
- Đại học Hoa Sen (HSU).
- Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn.
- Cao đẳng Văn hóa Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn.
- Cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TP.HCM.
- Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic.
- Cao đẳng nghề Việt Mỹ (APC).
- Cao đẳng Bách Việt.
- Trường Trung Cấp Kinh Tế – Du Lịch TP.HCM (CET).
- Trường Hướng Nghiệp Á Âu (HNAAu).
Cách viết CV Ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn
CV là “vũ khí bí mật” để ứng viên vượt lên “đối thủ”, bởi trong hàng trăm lá đơn xin việc, nhà tuyển dụng khó có thể đọc kĩ từng lá đơn và hẹn từng người đến phỏng vấn?
Đặc biệt là trong ngành Kinh doanh, nhà hàng thì ứng viên càng phải biết “tiếp thị” bản thân. Vậy làm sao để làm chủ thứ “vũ khí bí mật” này? Cần gì để có một CV cho Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp?
Liệt kê trung thực và đầy đủ
Những thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong CV cho Quản lý nhà hàng là Ảnh đại diện, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ Email.
Ở phần Kỹ năng, ứng viên cần phải có được những kỹ năng nhất định, từ cơ bản đến chuyên môn.
Ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp thuyết trình
- Kỹ năng đàm phán thương lượng, phản ánh nhanh nhạy và khả năng xử lý sự từ chối.
- Có khả năng đào tạo và huấn luyện nhân viên.
- Bám sát mục tiêu, tỉ mỉ và chi tiết trong công việc.
Trình bày chi tiết nhưng súc tích
Ở phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho Quản lý nhà hàng. Ứng viên nên nêu rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vị trí Quản lý nhà hàng
Thay vì chung chung như “Tôi muốn cống hiến hết khả năng của mình cho công ty. Tôi muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng”.
Phần Kinh nghiệm làm việc, ứng viên có thể làm nổi bật CV của mình bằng việc giải thích rõ ràng nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị công tác trước đây.
Sắp xếp nội dung cùng quá trình làm việc trước đây theo theo thứ tự thời gian, ưu tiên gần nhất, nêu ra những công việc và kinh nghiệm thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê dài dòng.
Trong phần này cũng chỉ nên nêu đơn vị, vị trí công tác, những việc mà bản thân đảm nhận.
Hình thức bắt mắt
Một CV cho Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là ấn tượng đầu tiên của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Ứng viên cần chú trọng cả nội dung phù hợp và hình thức bắt mắt.
Đừng chỉ liệt kê dài dòng về bản thân trong 3 – 4 trang giấy. Độ dài hoàn hảo của CV là 1 trang A4, đừng viết quá dài khiến nhà tuyển dụng không thể nắm hết thông tin.
Nên du học ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn ở đâu?
Với việc lựa chọn du học ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn cũng là một lựa chọn rất đáng cân nhắc cho các bạn sinh viên Việt Nam.
Vì bạn sẽ được học những kiến thức ở Việt Nam có thể sẽ không dạy như Quản trị Sòng bạc và Khu vui chơi (Gaming and Casino Management).
Trong trường hợp các bạn muốn du học ngành Quản trị Du lịch Nhà hàng Khách sạn thì có thể tham khảo danh sách các trường đại học được liệt kê dưới đây:
- Trường đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Úc
- Trường đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Mỹ
- Trường đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Malaysia
- Trường đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Singapore
- Trường đào tạo Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tại Ireland
Hi vọng với những thông tin mà Cv.com.vn đã chia sẻ ở trên thì bạn có được cái nhìn tổng quan về ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn.
Bên cạnh đó, bạn sẽ có thể được định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho mình thật phù hợp nhé!!!!
Nguồn: Cv.com.vn