Trong bất kì một cuộc phỏng vấn nào thì các nhà quản trị cũng luôn là người sáng suốt nhất. Họ luôn muốn tìm kiếm những người tài giỏi cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy họ sẽ đặt ra những câu hỏi nhằm lọc ra ứng viên sáng giá. Và một trong các câu hỏi đó là những câu hỏi gây sốc như sau.
Giới thiệu về bản thân bạn
Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc phải làm thế nào? Đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân. Các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và thành quả đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.
Ngoài ra, để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:
– Họ và tên.
– Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.
– Chuyên môn.
– Sở trường và sở thích.
– Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.
Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trong 2 phút. Tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng. Tập trả lời những câu hỏi trước khi đi phỏng vấn để chúng thành phản xạ tự nhiên của bạn. Một trong các câu hỏi phỏng vấn xin việc được sử dụng nhiều và cơ bản nhất là giới thiệu bản thân. Do vậy hãy tập cách trả lời ấn tượng nhất, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ đầu tiên.
Các thành tích đã đạt được trong công việc
Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây. Những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả. Những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện. Từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu
ĐÂy là một câu hỏi khá nhạy cảm và gây khó dễ nhất cho các ứng viên.
Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tưởng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì tự tin mà để mức lương quá thấp. Hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý. Nó không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.
Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản … cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.
Thành tích lớn nhất trong công việc
Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những con số thì trả lời dễ dàng. Nhưng nếu bạn chỉ là một nhân viên thì không nên thổi phồng những cống hiến của mình cho công việc cũ. Bạn có thể trả lời “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.
Tuy nhiên bạn có thể vượt qua vòng loại của mình bằng các cách sau:
Thể hiện tốt các kỹ năng bạn có
Đối với nhiều nhà tuyển dụng, kỹ năng ở ứng viên quan trọng không kém kinh nghiệm làm việc. Vì vậy trong quá trình phỏng vấn, hãy cố gắng thể hiện càng đầy đủ càng tốt các kỹ năng mà bạn có được. Như giao tiếp, đàm phán, làm việc nhóm, học hỏi nhanh… Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, hoặc khá “rành” về công nghệ thông tin, có khả năng viết lách… đừng ngần ngại cho người phỏng vấn biết, rất nhiều công việc dù không thuộc 2 lĩnh vực trên nhưng đều ưu tiên ứng viên có các kỹ năng này. Đặc biệt, nếu bạn đang “đầu quân” vào các ngành nghề như marketing, kinh doanh, quảng cáo,… thì các kỹ năng trên sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng mặc dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Tự tin
Bạn cần nhớ, thái độ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi. Khi bạn tự tin, bạn làm gì cũng tích cực hơn và dễ thành công hơn. Dù bạn chưa có kinh nghiệm cho vị trí mình ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng vẫn gọi bạn đến để trao đổi công việc thì hẳn họ đã ấn tượng với phần nào đó trên CV của bạn.
Hãy đến gặp nhà tuyển dụng với phong thái thoải mái, chững chạc và tự tin. Đừng quên ăn mặc lịch sự và phù hợp với môi trường công việc nơi bạn đến phỏng vấn. Đừng đề cập nhiều đến việc mình đang thiếu kinh nghiệm. Hãy có tâm thế như bạn hoàn toàn có thể đảm nhận và làm tốt công việc này. Thái độ đó không chỉ giúp bạn trả lời phỏng vấn suôn sẻ hơn mà còn có tính “ảnh hưởng”, khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục và muốn chọn bạn.
Luyện tập trả lời trước các câu hỏi cơ bản
Chuẩn bị tốt là nền tảng cho sự thành công. Có một số câu hỏi thường gặp, bạn cần nghiên cứu trước và tự luyện tập trả lời ở nhà. Tốt nhất là trước gương. Khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc, bạn đừng nói ngắn gọn rằng chưa làm việc này trước đó. Mà hãy nhanh trí “chuyển hướng” đến các kinh nghiệm liên quan.
Đó là những kiến thức tích lũy từ thực tế cuộc sống, từ việc bạn làm bên ngoài công sở. Chẳng hạn tham gia các hội nhóm, hoạt động cộng đồng, gây quỹ từ thiện. Và làm việc với doanh nghiệp để kêu gọi tài trợ, viết bài cộng tác cho các tạp chí… có thể áp dụng vào vị trí bạn ứng tuyển. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng có thể tin tưởng hơn vào khả năng của bạn. Và biết đâu sẽ “cho” bạn một cơ hội để thực hiện công việc.