Việc viết một CV xin việc là rất khó đối với một sinh viên mới ra trường. Đặc biệt nó càng khó khăn hơn nếu như bạn chưa từng xin việc làm bao giờ. Vì vậy, để viết một CV xin việc bằng tiếng Anh bạn cần phải chú ý cẩn thận. Đầu tiên là cách dùng từ ngữ và cách hành văn. Việc dùng đúng từ ngữ cũng như các cụm từ sẽ giúp bài CV của bạn hay hơn. Bên cạnh đó lối viết văn của bạn cũng góp phần nổi bật tính cách con người bạn. Quan trọng hơn nữa là trong thời kì hội nhập ngày nay thì bạn cần trau dồi thêm kĩ năng viết CV bằng tiếng Anh.
Cũng tương tự như một bài CV bằng tiếng Việt, CV bằng tiếng Anh gồm các phần như sau.
THÔNG TIN CÁ NHÂN (PERSONAL DETAILS)
Thông thường ở mục này bạn sẽ cần phải cung cấp:
- Họ và tên/ Full name
- Ngày tháng năm sinh/ Date of birth
- Địa chỉ/ Address
- Số điện thoại/ Phone number
Cũng như CV tiếng Việt, bạn cần phải tạo ấn tượng cho CV của bạn. Như là việc bạn viết rõ ràng họ tên của mình. Cùng với đó là một tấm ảnh đại diện sáng sủa nghiêm túc. Nếu được bạn có thể sử dụng một câu nói tâm đắc thể hiện tính cách của mình. Và với một email có tên nghiêm túc, bạn sẽ tạo được ấn tượng lớn đối với doanh nghiệp bạn muốn làm việc.
MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP (CAREER OBJECTIVE)
Mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc tiếng Anh được coi như là lời quảng cáo về bản thân của bạn giúp gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
Bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp thành các mục rõ ràng như:
- Giới thiệu về kinh nghiệm, trình độ cá nhân.
- Đưa ra mục tiêu ngắn hạn.
- Đưa ra các mục tiêu dài hạn.
Ví dụ:
To leverage my 2 years of administrating fanpage and event organizing skills, and expertise in the marketing with TopCV.vn.
Work in a young and dynamic environment where I can develop skills to contribute to the company. My goal is to become the Marketing Manager in the next 2 years at your company.
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ BẰNG CẤP (EDUCATION AND QUALIFICATIONS)
Khi đưa trình độ học vấn nên viết ngắn gọn và rõ ràng.
Tránh viết quá dài và lan man. Điều đó sẽ làm nhà quản lí bị sao nhãng đi vào việc tập trung xem xét. Ngoài ra nó cũng có thể làm mờ đi các nét nổi bật của bạn.
KINH NGHIỆM LÀM VIỆC (WORK EXPERIENCE)
Trong CV xin việc bằng tiếng Anh bạn hãy tỏ ra chuyên nghiệp bằng cách sử dụng các từ như: developed, planned hoặc organized.
Cần liệt kê thứ tự công việc từ gần nhất trở về sau.
Tuy nhiên nếu nhảy việc nhiều thì bạn hãy chọn lọc những công việc nào có kỹ năng gần nhất với công việc đang ứng tuyển.
Bạn hãy cố gắng chèo lái những công việc liên quan tới kĩ năng mà công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi numeracy (tính toán), analytical and problem solving skills (kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề); hay với công việc marketing sẽ cần persuading and negotiating skills (kỹ năng thuyết phục và đàm phán).
SỞ THÍCH CÁ NHÂN VÀ THÀNH TỰU (INTERESTS AND ACHIEVEMENTS)
Viết đủ và ngắn gọn.
Gạch đầu dòng rõ ràng khi liệt kê các sở thích khác nhau.
Hạn chế sử dụng các sở thích thiếu tương tác giữa người với người như: watching TV, reading, stamp collecting,…
Đưa ra các hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã tham gia
KĨ NĂNG (SKILLS)
Hãy liệt kê những kỹ năng mềm, kĩ năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ mà bạn có được
Tuy nhiên có một điều bạn phải nhớ hãy trung thực với những gì bản thân mình có.
Bên cạnh đó, bạn có thể liệt kê các kĩ năng khác ngoài các kĩ năng cơ bản.
Kỹ năng đặc biệt
Ở phần này bạn có thể tạo một danh sách ngắn các đặc điểm tính cách mang tính tích cực của mình như: nhiệt tình, siêng năng, hoạt ngôn hoặc giỏi làm việc theo nhóm…
Các hoạt động tình nguyện
Nếu bạn đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, bạn có thể tạo một danh sách bao gồm tên của chương trình, những ngày mà bạn đã làm việc ở đó / tổng số giờ bạn tự nguyện, và trách nhiệm của bạn.
CV kết hợp
Bởi vì bạn đang viết một sơ yếu lý lịch kết hợp giữa 2 loại CV ở trên nên sẽ không có một quy định nghiêm ngặt nào mà bạn nhất thiết cần phải làm theo. Đơn giản là hãy tập trung vào những gì bạn giỏi. Ngoài công việc của bạn và quá trình học tập, bạn có thể chọn để bao gồm các kỹ năng, giải thưởng và thành tích, lịch sử tình nguyện viên, và trình độ đặc biệt…
Các phần nội dung tương tự như ở trên: quá trình công tác, bằng cấp, thành tích đặc biệt, kỹ năng nổi bật, thông tin người tham khảo…
Ngoài ra có 3 kiểu trình bày CV cơ bản: theo thời gian, chức năng, hoặc kết hợp. Lịch sử làm việc và loại công việc mà bạn đang nộp đơn xin sẽ xác định loại CV mà bạn nên sử dụng.
- CV xin việc trình bày theo thời gian: cho thấy một sự tăng trưởng ổn định trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Thích hợp với những người đi làm ổn định, gắn bó lâu dài với một công việc cụ thể nào đó.
- CV kỹ năng: tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm chứ không phải là lịch sử công việc. Loại CV này thích hợp cho người có thể có lỗ hổng trong quá trình làm việc hoặc tự kinh doanh trong một thời gian.
- CV kết hợp: là phép cộng của 2 loại CV ở trên.