Mỗi ngành nghề sẽ có cách tuyển dụng và bộ câu hỏi phỏng vấn khác nhau, phù hợp với tính chất công việc và phẩm chất của nhân sự. Đối với lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn, ứng viên cũng cần tìm hiểu về hoạt động của doanh nghiệp để có cách trả lời phỏng vấn xin việc hợp lý.
Chắc hẳn các bạn học ngành nhà hàng -khách sạn đều mong muốn được làm việc tại các khách sạn 5 sao. Để có được vị trí công việc trong ngành nhà hàng- khách sạn đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành nhà hàng-khách sạn Blogvieclam muốn chia sẽ đến bạn:
Kinh nghiệm phỏng vấn nhà hàng-khách sạn – Trước buổi phỏng vấn
- Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc đầy đủ
Tất nhiên bạn đã gửi 1 bộ hồ sơ xin việc (bản mềm hoặc bản cứng) đến nhà tuyển dụng khi ứng tuyển. Tuy nhiên khi nhận được lời mời phỏng vấn, bận cần phải chuẩn bị thêm 1 bộ hồ sơ xin việc với đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết.
Trong ngành khách sạn thì yếu tố bằng cấp không quan trọng bằng kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thực tế của ứng viên. Vì thế mà trong CV xin việc đầy đủ này, bạn hãy trình bày nhấn mạnh kỹ năng của bản thân, kinh nghiệm làm việc, những thành tích đạt được liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn tham gia nhiều hoạt động thời sinh viên thì cũng nên đưa vào CV vì nhiều nhà quản lý nước ngoài rất thích những ứng viên năng động. Bạn phải chắc rằng CV được trình bày đẹp mắt, không mắc bất kỳ lỗi nào về diễn đạt, chính tả.
- Tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng, vị trí tuyển dụng
“Bạn biết gì về khách sạn chúng tôi?” hay những câu hỏi đại loại thế là một câu hỏi khó tránh khi phỏng vấn xin việc. Vì thế mà bạn cần phải tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng qua các kênh thông tin như: website khách sạn, tin tức về khách sạn, mạng xã hội,… Bạn cần phải nắm được một số thông tin về:
- Lịch sử hình thành, phát triển
- Những sản phẩm, dịch vụ khách sạn đang cung cấp
- Đối tượng khách hàng của khách sạn
- Đối thủ cạnh tranh
- Những điểm đặc biệt, thành tựu quan trọng của khách sạn
- Ban lãnh đạo của khách sạn…
Với vị trí đang ứng tuyển, bạn phải biết được yêu cầu của vị trí công việc đó, công việc mà bạn sẽ thực hiện là gì, những công cụ – phương tiện liên quan… Bên cạnh đó bạn cần đi tìm câu trả lời cho câu hỏi quen thuộc như:
- Vì sao bạn là ứng cử viên số 1 cho vị trí công việc đó?
- Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
- Lý do bạn rời nơi làm việc cũ?…
- Lựa chọn trang phục phù hợp, tác phong gọn gàng và chắc chắn đến phỏng vấn đúng giờ
Để thể hiện tác phong của một ứng viên chuyên nghiệp, bạn cần phải chọn một bộ trang phục chỉnh tề, lịch sự và sạch sẽ để mặc đi phỏng vấn. Hãy chắc rằng trang phục của bạn được giặt sạch sẽ và là ngay thẳng; tóc tai gọn gàng; không nên để móng tay quá dài… Bên cạnh đó bạn cần canh giờ đến buổi phỏng vấn đúng giờ, tốt hơn nên đến sớm 15 phút để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng.
Kinh nghiệm phỏng vấn nhà hàng-khách sạn – Trong buổi phỏng vấn
Trước khi vào phỏng vấn bạn cần phải gõ cửa để thể hiện tác phong của một ứng viên lịch sự. Trước khi trả lời câu hỏi hãy gửi lời chào đến nhà tuyển dụng và lời cảm ơn đã cho bạn cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn.
Kỹ năng giao tiếp tốt, phong cách ứng xử phù hợp… là những yếu tố được nhà tuyển dụng chú trọng khi lựa chọn nhân sự cho nên bạn cần giữ thái độ bình tĩnh và tự nhiên khi trả lời các câu hỏi.
Khi được hỏi, bạn nên đưa ra những câu trả lời đi vào trọng tâm vấn đề, ngắn gọn, súc tích. Nếu gặp phải câu hỏi khó, hãy xin phép nhà tuyển dụng một vài phút để suy nghĩ, đừng nên vội vàng đưa ra câu trả lời khi không suy nghĩ thấu đáo. Tuy nhiên, cũng đừng nên lạm dụng điều này.
Bạn cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình. Hãy ngồi thẳng lưng, hai tay chắp phía trước, không rung đùi, ánh mắt nên nhìn thẳng vào người phỏng vấn, đừng cuối mặt xuống hay cười vào những thời điểm không phù hợp…
Kinh nghiệm phỏng vấn nhà hàng-khách sạn – Sau phỏng vấn
Thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn đôi khi lại là tấm vé ưu tiên để bạn được chọn vào vị trí công việc đó, cho nên bạn hãy tận dụng cơ hội cuối cùng này để thể hiện với nhà tuyển dụng. Bạn nên viết một email cảm ơn bằng tiếng Anh gửi đến người phỏng vấn trong vòng 24 giờ sau khi kết thúc buổi phỏng vấn.
5 câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng anh trong khách sạn thường gặp
1. Could you tell me something about yourself? ( Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân bạn được không?)
Thank you for your question.I am pleased to introduce myself that my name is Trinh Kim Chi. I’m 24 years old. I was born in Ha Noi capital.
(Cảm ơn câu hỏi của ông. Tôi rất vui khi được giới thiệu về bản thân mình, tên tôi là Trinh Kim Chi. Tôi 24 tuổi. Tôi được sinh ra tại thủ đô Hà Nội.)
From my CV, you can see that I graduated from VNU in Human Management in 2014…
(Từ CV của tôi, ông có thể biết được rằng tôi đã tốt nghiệp Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014 chuyên ngành Quản trị nhân lực…)
2. Why do you want to become a hotel staff? ( Tại sao bạn muốn trở thành một nhân viên khách sạn?)
I always want to become a hotel staff, because the hotel is the best working environment where is very professional and various. This make me to learn more knowledge, experience as well as get more promotion in work.
(Tôi luôn luôn muốn trở thành một nhân viên khách sạn, bởi vì khách sạn là môi trường làm việc tốt nhất, rất chuyên nghiệp và phong phú.Chính điều này giúp tôi học hỏi được nhiều kiến thức,kinh nghiệm cũng như có cơ hội thăng tiến trong công việc.)
3.What strong points are you suitable with the position of a hotel staff? ( Bạn có những điểm mạnh gì phù hợp với vị trí của một nhân viên khách sạn?)
To become a hotel staff needing many strong points. For myself, I’m good at communication,especially I can use 3 languages influently,including English, Chinese and French. Besides, I’m active and inquisitive.
(Để trở thành một nhân viên khách sạn cần nhiều điểm mạnh. Đối với bản thân tôi, tôi có thế mạnh về giao tiếp, đặc biệt là có thể sử dụng 3 thứ tiếng thành thạo,bao gồm tiếng Anh, Trung Quốc và Pháp. Ngoài ra, tôi là người năng động và ham học hỏi.)
4.What do you see as your weakness? (Bạn nhìn thấy ở bản thân có những điểm yếu gì?)
I can see that I have a little experience but I will always strive to learn more experience from the job and life.
(Tôi có thể thấy rằng mình còn có ít kinh nghiệm nhưng tôi sẽ luôn luôn cố gắng để học hỏi nhiều kinh nghiệm từ công việc và cuộc sống.)
5.How will you enhance if customer explains about the service of hotel? ( Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu khách hàng than phiền về dịch vụ của khách sạn?)
I will listen to customer who explains about the service of hotel to point out the right and wrong things and then, I will show them about this but always respect them in every case.
(Tôi sẽ lắng nghe khách hàng than phiền về dịch vụ của khách sạn để chỉ ra những đều đúng và sai, sau đó tôi sẽ trình bày về điểm đúng sai đó nhưng luôn luôn tôn trọng khách hàng trong mọi trường hợp)
Chúc các bạn thành công!
Ngọc Huyền: Tổng hợp