Phỏng vấn chính là “cửa ải” vạn phần gian nan mà bất kì ai cũng phải vượt qua mới có thể chạm tay hay theo đuổi những công việc mình mong muốn. Giữa vô số những ứng viên khác nhau, trả lời thế nào khi đối mặt với nhà tuyển dụng mới gây ấn tượng luôn khiến nhiều sinh viên mới ra trường luôn phải băn khoăn, lo lắng.
Đặc biệt trong ngành du lịch mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên là rất lớn. Ngoài trang bị những kiến thức về chuyên môn, thì bạn nên trang bị một số kiến thức về phỏng vấn ngành du lịch để có được công việc như ý.
Sức hút ngành du lịch và nhu cầu nhân sự
Ngành “công nghiệp không khói” – tên gọi không chính thức của ngành du lịch – vẫn đang trên đà phát triển không ngừng với gia tốc tăng liên tục. Đúng như cách ví von, ngành du lịch mang lại nhiều lợi ích về kinh tế nhưng không gây tác động tiêu cực đến môi trường như các ngành trọng điểm khác.
Đặc biệt, sự phát triển này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp, cũng như tạo ra môi trường năng động, đa dạng hơn cho các bạn trẻ hiện nay. Nhu cầu nhân lực ngành được dự báo sẽ tăng 40% các năm tới trong từng ngóc ngách của ngành.
Nhiều doanh nghiệp trong nhóm ngành dịch vụ du lịch đang không ngừng đẩy mạnh quy trình tuyển dụng và thậm chí tranh giành nhau để có được những ứng viên tốt nhất.
Ngành du lịch Việt Nam không thiếu những cơ hội nghề nghiệp nhưng cũng rất cạnh tranh (Nguồn: Vntravel)
Song song với những điều trên, yêu cầu về kỹ năng của đội ngũ nhân lực cũng ngày càng khắt khe, những sinh viên ra trường với kiến thức chuyên ngành du lịch vững chắc và kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ lưu loát mới có thể tiến xa hơn trong ngành.
Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn có động lực và quyết tâm hơn cho quá trình chuẩn bị cho những kỳ phỏng vấn của mình.
Các công ty du lịch lớn tại Việt Nam
Dưới đây là một số doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành du lịch nước ta mà bạn có thể ứng tuyển xin việc:
- VietNam Travel.
- Check in Vietnam.
- Ivivu
- Viettrekking .
- VEV Travel .
- Saigontourist
- VietPower Travel.
- SinhCafe Tourist.
Ngành du lịch sẽ làm những công việc gì?
Du lịch bao gồm rất nhiều khâu và mỗi khâu lại đảm nhận những công việc hoàn toàn khác nhau, trong đó Hướng dẫn viên du lịch chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số các công việc có thể làm tại ngành này. Về cơ bản du lịch có 7 nhóm việc chính sau:
1. Quản lý du lịch
Trái ngược với hướng dẫn viên du lịch, những người quản lý du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ… Bên cạnh đó họ cũng chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác, tham dự hội thảo, tham gia các đợt quảng bá du lịch, đến nhiều nơi để tham quan, khảo sát, học hỏi, áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình.
Lương khởi điểm: 10.000.000 – 15.000.000 VND
2. Điều hành du lịch
Nhiệm vụ chính của những người điều hành du lịch (ví dụ Điều hành tour,…) là phân công việc cho các hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch về yêu cầu của khách, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng giải quyết, đồng thời nhận và giải quyết những khiếu nại của khách sau khi tour kết thúc.
Lương khởi điểm: 6.000.000 – 10.000.000 VND
3. Nhân viên marketing du lịch
Nhân viên marketing du lịch là những người đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường du lịch, tìm hiểu nhu cầu của khách cũng như những gì doanh nghiệp mình đã làm và cần làm để có hướng phát triển phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, giảm thiểu những rủi ro không mong muốn.
Lương khởi điểm: 4.000.000 – 6.000.000 VND
4. Kế toán lữ hành
Công việc kế toán lữ hành chủ yếu là lên kế hoạch chi phí, dự chi ngân sách, kiểm duyệt các khoản chi trong tour, lập danh sách khách du lịch, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tour, quản lý, theo dõi tour và thu thập các chứng từ liên quan… Từ đó lập các báo cáo về chi phí, hiệu quả tour và quyết toán thuế của doanh nghiệp vào cuối kỳ.
Lương khởi điểm: 5.000.000 – 7.000.000 VND
5. Hướng dẫn viên du lịch
Nhiệm vụ chính của một hướng dẫn viên du lịch là đón tiếp khách, tổ chức các hoạt động du lịch theo yêu cầu, giới thiệu (hoặc liên hệ với người giới thiệu) tại các điểm du lịch, quản lý việc ăn, nghỉ, đi lại và đảm bảo sự an toàn cho khách trong suốt chuyến đi, trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm để được hướng dẫn…
Lương khởi điểm:
– Hướng dẫn viên nội địa: 3.500.000 – 6.000.000 VND
– Hướng dẫn viên quốc tế: 5.000.000 – 9.000.000 VND
Kiến thức phỏng vấn ngành du lịch
Trước khi bước vào buổi phỏng vấn nào, hãy tìm hiểu kỹ về bối cảnh của công ty mà bạn đang ứng tuyển, đặc biệt tùy thuộc vào vị trí mà bạn phỏng vấn, hãy tham khảo thật kỹ về các yêu cầu của công việc, những trách nhiệm. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 không thể thiếu cho sinh viên ngành du lịch, cần trang bị ngay nhé!
Dưới đây là bộ câu hỏi bằng Tiếng Anh cho ngành du lịch:
Nhóm câu hỏi về kinh nghiệm làm việc
1. Do you have experience taking care of customers?
Bạn đã có kinh nghiệm chăm sóc khách hàng bao giờ chưa?
2. Describe a situation where you had a dissatisfied customer and you solved their problem.
Hãy mô tả một trường hợp bạn làm khách hàng bực bội và cách bạn xử lý vấn đề khi đó.
3. What do you think of your previous position as a tour guide/marketer/…?
Bạn nghĩ gì về vị trí công việc trước đây của bản thân khi là hướng dẫn viên du lịch/nhân viên marketing/…?
Nhóm câu hỏi về mức độ tìm hiểu công ty
4. Tell me what you have known about our hotel/ restaurant/ tourism company. Where did you get the information from?
Bạn biết gì về công ty chúng tôi? Nguồn thông tin là từ đâu vậy?
5. Have you been a customer at our restaurants, and how was your experience?
Bạn đã từng là một khách hàng của nhà hàng chúng tôi chưa? Cảm giác lần đó của bạn như thế nào?
6. Are you familiar with our menu and beverage/service offerings?
Bạn có quen thuộc với menu và đồ uống (dịch vụ) của chúng tôi không?
7. Why do you think that people choose our hotel/company?
Bạn nghĩ vì sao mọi người lại chọn khách sạn của chúng tôi?
Giữ tư thế tự tin và chuyên nghiệp khi phỏng vấn bằng cách ngồi thẳng lưng, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng (Nguồn: Pexel)
Nhóm câu hỏi về kỹ năng làm việc
8. Are you able to interact well with people of all ages, backgrounds, and walks of life?
Bạn có khả năng giao tiếp tốt với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp không?
9. How would you handle difficult or fussy customers?
Làm thế nào để ứng xử với khách hàng khó tính?
10. Do you know basic first aid?
Bạn có biết những bước cấp cứu sơ bộ không?
11. Are you comfortable using computer systems to help customers find the best deals?
Bạn có thoải mái khi sử dụng máy tính để tìm khách hàng tiềm năng không?
12. Travel agents need to be well-organized. Do you have a reliable organizational system?
Bạn có phải là người có óc tổ chức tốt không?
13. Are you comfortable in large crowds?
Bạn có thoải mái trong đám đông hay không?
14. Tell us about your ability to work under pressure and how much stress you can handle?
Hãy nói cho chúng tôi biết về khả năng làm việc dưới áp lực của bạn?
15. How would you encourage yourself to work well regularly?
Bạn làm gì để thúc đẩy mình làm việc tốt?
16. What strong points are you suitable with the position of a hotel staff/tourism marketer?
Bạn có những điểm mạnh gì phù hợp với vị trí của một nhân viên khách sạn/nhân viên marketing du lịch?
17. What do you see as your weakness?
Bạn nhìn thấy ở bản thân có những điểm yếu gì?
Những câu hỏi quen thuộc càng cần phải được chuẩn bị thì mới có thể tạo khác biệt so với những ứng viên khác (Nguồn: tecap)
Nhóm câu hỏi để hiểu về tính cách của bạn (khả năng diễn đạt)
18. Have your traveled much on your own, with friends, or family?
Bạn có hay đi du lịch một mình, với bạn bè và gia đình không?
19. Do you enjoy traveling yourself? What has been your most memorable trip?
Bạn có thích đi du lịch một mình không? Chuyến đi đáng nhớ nhất của bạn là gì?
20. Have you ever booked travel through a travel agency? What has been your experience?
Bạn đã bao giờ đặt vé qua công ty du lịch lữ hành chưa? Hãy kể về kinh nghiệm của bạn.
E. Nhóm câu hỏi kiểm tra định hướng, mong muốn từ công việc
21. Where do you see yourself in 5 years in this industry?
Bạn thấy bản thân mình sẽ tiến xa đến đâu trong vòng 5 năm tới trong ngành này?
22. What are your expectations for a workplace?
Bạn có trông chờ gì ở công việc này tại công ty?
23. How much you want to get paid for this job?
Bạn muốn mức lương bao nhiêu cho công việc này?
Chúc các bạn thành công!
Ngọc Huyền: Tổng hợp