Dù bạn là nhà tuyển dụng hay ứng viên thì đều cần biết được các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì để thuận lợi cho việc tìm kiếm công việc và tuyển dụng được nhân sự chất lượng tốt. Mặc dù có vô vàn những câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên bảo trì nhưng dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhà tuyển dụng hay sử dụng nhất bạn có thể tham khảo.
Blogvieclam sẽ giúp các bạn tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo trì thông dụng nhất. Và hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem đâu là câu trả lời tốt nhất cho những câu hỏi này nhé.
Câu hỏi 1: Bạn có thể làm việc dưới áp lực cao hay không?
Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng làm việc dưới áp lực cao của mình. Và nếu như có thể, bạn hãy cho ví dụ liên quan tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là kể về một tình huống mà bạn đã phải làm việc dưới áp lực rất lớn để nhà tuyển dụng có thể thấy được khả năng xử lý tình huống của bạn như thế nào.
Mẹo nhỏ: Không nên kể ra một tình huống khó xử mà nguyên nhân là do bạn thiếu kĩ năng giao tiếp hoặc tổ chức.
Ví dụ: “Tôi thường không coi một tình huống là quá phức tạp. Khi mà chúng ta có cách giải quyết đúng đắn thì nhiều vấn đề sẽ trở nên bớt căng thẳng hơn. Và tôi nghĩ rằng mình sẽ làm việc hiệu quả hơn dưới áp lực cao, nó giúp tôi nỗ lực hết mình và thực sự thì tôi thích thử thách bản thân.”
Câu hỏi 2: Bạn đã có kinh nghiệm làm nhân viên bảo trì hay chưa?
Hãy nói đến những chi tiết đặc biệt liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy lên kế hoạch để học hỏi trong tương lai và hãy đưa ra ví dụ về những công việc mà bạn đã làm trong quá khứ như nhân viên kỹ thuật hay việc làm công nghệ thông tin.
Ví dụ: “Từ khi mới 10 tuổi, tôi đã luôn cố gắng tìm ra cách để làm cho bản thân mình bận rộn và kiếm tiền. Và sự thật là tôi đã kiếm được tiền tiết kiệm từ thời điểm đó. Nhưng tôi đã không biết rằng tôi đang trên hành trình hình thành những gì mình muốn làm và tìm kiếm những thứ phù hợp với bản thân. Tôi đã làm việc liên quan đến công nghệ máy tính trong 2 kì nghỉ hè khi còn học cấp 3. Đó cũng chính là thời điểm tôi nhận ra niềm yêu thích của mình với nghề này và quyết định theo đuổi nó. Tôi đã theo học đại học ngành khoa học máy tính và hiện đang làm nhân viên IT.”
Câu hỏi 3: Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Hãy tập trung thể hiện các thế mạnh của bạn. Và nếu như người phỏng vẫn chưa cho bạn cơ hội để nói về khả năng của mình thì đây chính là thời điểm thích hợp. Bạn không nên nói những lý do như tôi thực sự cần một công việc ngay lúc này, tôi cần tiền, văn phòng gần nhà tôi,… Đây không phải những lý do để nhà tuyển dụng chọn bạn. Hãy trình bày rõ ràng những phẩm chất cá nhân, kỹ năng mềm, kinh nghiệm của bạn và cho nhà tuyển dụng biết bạn có thể đóng góp được gì cho công ty.


Câu hỏi 4: Không biết bạn đã tìm hiểu gì về công ty của chúng tôi hay chưa?
Hầu hết các công ty đều có website, trang Facebook, Instagram, … Hãy dành thời gian tìm hiểu trước khi đến phỏng vấn.
- Nếu họ có website, hãy xem thông tin trên trang “About us” hoặc “Culture/Mission/Vision”
- Ai là người sáng lập/ lãnh đạo công ty?
- Giá trị cốt lõi của công ty là gì?
- Công ty gần đây có nhận được giải thưởng gì không?
Mặc dù người phỏng vấn không yêu cầu bạn phải có kiến thức sâu rộng về công ty, nhưng những thông tin trên sẽ giúp bạn gây ấn tượng với họ.
Câu hỏi 5: Bạn có thể cho tôi biết lý do tại sao bạn lại từ bỏ công việc trước đây hay không?
Mặc dù nhiều người chuyển việc với mong muốn tăng lương, nhưng bạn không nên đề cập đến lý do lương ở công ty cũ quá thấp. Hãy hướng câu trả lời của bạn tới việc phát triển kĩ năng nghề nghiệp và tìm kiếm những thử thách mới cho bản thân.
Nếu công ty cũ của bạn phải thu hẹp quy mô và cắt giảm nhân lực, hãy thành thật về điều này và luôn giữ thái độ tích cực. Bất cứ nhà tuyển dụng có kinh nghiệm nào cũng sẽ hiểu được rằng đôi khi có những điều xảy ra mà không thể lường trước được. Trong trường hợp này, duy trì sự tích cực là điều quan trọng nhất.
Câu hỏi 6: Thế mạnh của bạn là gì?
Hãy kể những điểm mạnh của bạn mà sẽ mang lại lợi ích cho công ty và liên quan tới vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn nói rằng bạn có kĩ năng làm việc teamwork tốt trong khi bạn sẽ thường xuyên phải làm việc độc lập nếu được nhận vào công ty sẽ thể hiện rằng bạn là một người thiếu kiến thức. Ngoài ra, hãy thể hiện điểm mạnh của bạn một cách tự tin. Đây không phải là thời điểm để tỏ ra khiêm tốn.
Câu hỏi 7: Bạn có điểm yếu gì không?
Đối với câu hỏi này nếu bạn không phân biệt được rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì hãy suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời cho bản thân. Đâu là điều bạn cảm thấy bản thân yếu nhất, chắc chắn sự thật thà của bạn sẽ làm nhà tuyển dụng hài lòng.
Câu hỏi 8: Bạn có dự định gì trong 5 năm tới?
Hầu hết ứng viên nào khi gặp câu hỏi này đều nói đến những dự định sắp tới của bản thân. Tuy nhiên bạn đừng nói quá nên những uosc mơ hay sự định không thể thực hiện được. Hãy nói ra dự định thực tế mà bạn đang cố gắng để thử hiện được nó.
Câu hỏi 9: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Ở câu hỏi này bạn cũng cần tự đánh giá khả năng của bản thân và mức lương hiện tại bạn mong muốn. Đừng quá tự tin và đưa ra mức lương trên trời, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận bạn vì họ thấy khả năng của bạn chưa đủ thuyết phục. Tuy nhiên cùng đừng quá hạ thấp bản thân, hãy đưa ra một khoảng nào đó cảm thấy an toàn nhất cho bản thân.
Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào khác không?
Trước khi ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào dù là nhân viên hay quản lý, lãnh đạo thì bạn cũng nên cân nhắc xem yêu cầu công việc mình có phù hợp hay khả năng đáp ứng hay không. Mặc dù bạn thích ứng tuyển vào vị trí này ở một công ty vì thấy môi trường tốt, chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn nhưng yêu cầu công việc nhân viên bảo trì cao hoặc bạn vẫn thiếu nhiều kỹ năng để đảm nhận công việc. Vì vậy, dù bạn có trúng tuyển phỏng vấn thì sau một thời gian cũng dễ chán nản và bỏ việc giữa chừng.
Một nhân viên bảo trì thường xuyên làm việc với các máy móc, thiết bị nên cần phải có sự khéo léo và độ chính xác, tỉ mỉ cao. Ngoài những kỹ năng này, giống như nhân viên kỹ thuật, bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu và trình độ, phẩm chất nhất định của nghề. Do đó, nắm được 7 phẩm chất cần có của kỹ thuật viên, nhân viên bảo trì bạn sẽ có cơ hội công việc rộng mở và dù ứng tuyển vào công ty nào cũng sẽ dễ dàng trúng tuyển.
Chúc các bạn thành công!